Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Gọi tên em cuối trời

Câu thơ buốt giá tôi gọi em
... Cuối trời
Mấy chục năm qua chẳng trả lời
Mảnh đạn địch găm qua thi thể
Đau xé tim tôi
Suốt.. Một đời…
Tôi gọi em ơi
… Em của tôi
Máu loang Thành Cổ*1 đã lâu rồi
Thạch Hãn dòng sông trào nước mắt
Chết đứng xững sờ đâu
... Riêng tôi…

Anh trở lại đây dạ bồi hồi
Tìm lại bóng em sóng nước trôi
Gọi mãi Lan ơi... Chẳng thành lời
 Hình em ảo ảnh nào đâu thấy…?

Khôn thiêng em hãy về đây
Cho anh, đồng đội nắm  bàn tay
Cho anh trao em vòng hoa trắng
Dòng sông đau một đời
... Im lặng

Đất nước đã đổi thay
Các anh  nối những vòng tay
Tề tựu lại đây
Khôn cầm nước mắt…


Đất nước đau thương đó là sự thật
Em ra đi... Đồng đội khác ra đi
Trời xanh cao không nói câu gì
Chỉ tiếng gió gào đau xé…

Em yêu ơi lặng nghe anh kể…
Lớp lớp cháu con nhớ nơi này
Người nữ chiến sĩ hy sinh về với gió mây
Cho Thành Cổ hôm nay bừng nắng mới


Nén hương thơm vời vợi ...
Anh thắp cho em và những đồng đội đã ra đi
Quê hương ơi..Tôi biết nói cầu gì!!!
Chỉ cầu mong:
"Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm"
Viết tặng Liệt sĩ: …Yến Lan
*1Trận Thành cổ Quảng trị với 81 ngày đêm oanh liệt
Tranh giành từng tấc đất năm 1972- Sông Thạch Hãn một con sông bên Thành cổ Quảng Trị.
*2Thơ Lê Bá Dương
Hương Giang sau một chuyến đi.

Mời bạn xem phim tài liệu:


81 ngày đêm rực lửa tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972 
QĐND - Qua các cuộc chiến tranh vệ quốc, cùng với biết bao vùng đất quả cảm, kiên cường của đất nước, tỉnh Quảng Trị huyền thoại là minh chứng hùng hồn cho đỉnh cao khí phách và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bắt đầu từ trưa ngày 30-3-1972, sau hai cuộc tiến công bất ngờ và quả cảm, với binh chủng hợp đồng quy mô lớn của quân ta, ngày 2-5-1972, thị xã Quảng Trị được giải phóng, sau 18 năm, bị Mỹ-ngụy chiếm đóng. Trong chiến dịch này, ta đã đánh tan tập đoàn phòng ngự mạnh nhất của địch ở Quảng Trị. Hơn ba vạn quân giặc bị loại khỏi vòng chiến đấu; 178 máy bay, 11 tàu chiến, 320 xe tăng, 237 khẩu đại bác và nhiều vũ khí đạn dược của địch bị phá hủy hoặc lọt vào tay Quân giải phóng.
Sau những giờ phút hoàn hồn, để lấy lại tinh thần và nhằm gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri, họp lại vào ngày 13-7-1972, đã nhiều lần trì hoãn, địch dốc toàn bộ lực lượng, mở cuộc phản kích, tái chiếm Quảng Trị, mà mục tiêu số 1 là chiếm lại tòa Thành cổ. Chúng gọi tên cuộc hành quân này là “Lam Sơn 72” và bắt đầu từ ngày 28-6-1972.
Địch huy động máy bay phản lực, bình quân mỗi ngày 150-170 lần (có ngày 220 lần), 70-90 lần chiếc B-52; 12-16 tàu khu trục hạm và tuần dương hạm, thuộc Hạm đội 7; 2 sư đoàn dự bị chiến lược là sư dù và sư thủy quân lục chiến, một liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (mỗi trung đoàn có 79 xe tăng và xe bọc thép), cùng hàng chục tiểu đoàn khác .
Đây là cuộc hành quân cực kỳ tàn bạo mà kẻ thù không từ một hành động tội ác nào: Ném đủ các loại bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiểu bằng la-de; bắn đủ các loại pháo chụp, pháo khoan; thả chất độc hóa học, hơi độc và hơi ngạt... Số bom đạn chúng ném xuống đây khoảng 328 nghìn tấn, tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (Nhật Bản), năm 1945.

Thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ...














Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa hề có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ đánh vào một tòa Thành cổ, có chu vi 2.080m, rộng chưa đầy 3km2, khiến đối phương có thể huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông và sử dụng một khối lượng chất nổ khổng lồ như vậy.
Lực lượng ta ở vòng trong thị xã, lúc đầu có Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B và hai tiểu đoàn bộ đội địa phương. Khi cao điểm, có thêm Trung đoàn 95, Sư đoàn 325 và Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 64. Chỉ huy sở của Mặt trận thị xã đặt tại hầm trong dinh Tỉnh trưởng ngụy, bên bờ sông Thạch Hãn. Lực lượng vòng ngoài có Sư đoàn 320B ở cánh Đông, Sư 308 ở cánh Nam, cùng các đơn vị xe tăng, pháo cao xạ và lực lượng du kích các xã phụ cận. Các chốt quan trọng như: Long Quang, nhà thờ Trí Bưu, ngã ba Long Hưng, trường Bồ Đề, ngã ba Cầu Ga... là những nơi, quân ta bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, hy sinh, kiên quyết đập tan các đợt phản kích của địch. Đặc biệt, trong Thành cổ Quảng Trị, là tiêu điểm ác liệt nhất và cũng là nơi thể hiện tinh thần chiến đấu phi thường, huyền thoại, cực kỳ dũng cảm, hy sinh của quân dân ta. Tại đây, trung bình, một chiến sĩ phải hứng chịu hơn 100 quả bom và 200 quả đạn pháo. Có ngày như ngày 25-7-1972, kẻ thù bắn vào Thành Cổ 5.000 quả đạn. Bốn dãy tường thành ở bốn phía đông, tây, nam, bắc, dày 12m, đều bị vỡ dần; đến một viên gạch nơi đây cũng không còn nguyên vẹn.Chính trong chiến dịch phản kích mang tính hủy diệt đó của kẻ thù, Thành cổ Quảng Trị đã mở đầu trang sử vô cùng oanh liệt, hào hùng bằng cuộc chiến đấu cực kỳ gian khổ, hiểm nguy và dũng cảm qua 81 ngày đêm mùa hè rực lửa, rung chuyển cả nước và toàn cầu từ ngày 28-6-1972 đến ngày 16-9-1972.
Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra như một huyền thoại. Và cách đánh địch nhiều khi cũng vượt ra khỏi những quy ước thông thường: Súng cối 60mm, được các chiến sĩ kẹp nách, bắn ứng dụng liên tục mấy chục quả một lần; lựu đạn sau khi rút chốt, phải tính toán sao cho khi nó vừa bay tới mục tiêu là nổ. Có lúc, chiến sĩ bò sát miệng hầm của địch rồi mới tung lựu đạn vào. Trong một trận đánh, có chiến sĩ bắn tới 14 quả đạn B40, diệt 32 tên địch. Tại mặt trận, nhiều chiến sĩ bị thương một, hai, thậm chí ba lần, vẫn chiến đấu, không chịu về tuyến sau. Các chiến sĩ bộ binh, công binh, quân y, thông tin, đều cầm súng đánh địch. Bằng tính kỷ luật tuyệt vời, tinh thần dũng cảm, ý chí ngoan cường và sự hy sinh vô bờ, ai nấy kiên quyết giữ vững trận địa trong suốt 81 ngày đêm. Đó là 81 ngày đêm lịch sử bi tráng, ác liệt, hào hùng, đầy hy sinh và mãi mãi bất tử.
Đại đội 1, Tiểu đoàn 25 vận tải, Sư đoàn 320B nhận thấy, nếu chỉ dùng sức người mang vác vũ khí vào thị xã và dùng võng cáng thương binh ra, với quãng đường dài hàng chục cây số, dưới làn bom đạn của máy bay, pháo mặt đất và pháo hạm của địch thì khá vất vả, hiểm nguy mà hiệu quả thấp. Còn như dùng thuyền, vận chuyển qua sông Thạch Hãn, sẽ được nhiều hơn. Ban chỉ huy đại đội bàn bạc và thống nhất với phương án của Đại đội trưởng Nguyễn Thanh Mai (sau này, đồng chí là giảng viên của Học viện Lục quân Đà Lạt), vận động địa phương cho dùng thuyền máy của bà con ngư dân đi sơ tán, để lại ở các thôn, xóm ven sông, làm phương tiện vận chuyển. Được cấp trên chuẩn y, các chiến sĩ khẩn trương tìm những chiếc thuyền có máy móc còn tốt và một số thùng dầu ma-dút để chạy máy.
Nhớ lại những ngày ấy, các chiến sĩ không thể quên sự giúp đỡ tận tình, có hiệu quả và tình cảm chân thành của nhân dân cũng như du kích bốn thôn: Nhĩ Hạ, Vĩnh Quang, Mai Xá, Lâm Xuân... Những chiếc thuyền đánh cá, đầu máy xe tải nhỏ, máy bơm nước, máy xay xát thóc gạo, các thùng nhiên liệu chạy máy... đều là tài sản lớn mà bà con chắt chiu, dành dụm trong nhiều năm để làm ăn sinh sống. Nhưng khi bộ đội xin được trưng dụng thì ai cũng sẵn sàng ủng hộ và nói: “Mấy chú từ miền Bắc vô đây chẳng tiếc máu xương để giải phóng cho bà con, thì tụi tôi tiếc chi các thứ đó...”.
Thôn Nhĩ Hạ có o Hồng, du kích, mới 17 tuổi, mặt tròn, da trắng, mắt bồ câu. Hồng đang dẫn đường cho bộ đội thì bị pháo địch bắn dữ dội. Một số chiến sĩ mới vào chiến trường, chưa quen trận mạc nên hốt hoảng, lúng túng. Giữa lúc ấy, o bình tĩnh hướng dẫn anh em xuống trú ẩn vào các hố bom vừa nổ, bảo toàn lực lượng.
Có thuyền và nhiên liệu chạy máy, phân đội vận tải thủy của đơn vị được thành lập, kèm theo một tổ bảo đảm kỹ thuật mà nòng cốt là mấy chiến sĩ quê ở hai huyện Giao Thủy và Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ngay trong 5 đêm đầu tiên, đơn vị đã vận chuyển được 8 tấn vũ khí vào thị xã Quảng Trị và đưa gần 100 thương binh về tuyến sau an toàn. Nhưng rồi địch phát hiện ra, nên cuộc chiến ác liệt trên sông Thạch Hãn bắt đầu...
Để tìm diệt thuyền tiếp tế của ta, đêm đêm, chúng cho máy bay thả đèn dù sáng rực và rải bom từ trường trên sông, nhiều nhất là đoạn từ cầu Quảng Trị, thôn Nhan Biều đến căn cứ Ái Tử. Với ánh sáng đèn dù, các chiến sĩ cứ nghe tiếng máy bay và tiếng nổ “bụp” trên trời, liền cho thuyền đã ngụy trang, tắt máy, áp sát vào bờ; đợi đèn dù tắt, máy bay đi xa, lại tiếp tục công việc. Nhưng đối phó với bom từ trường thì không dễ, bởi bom chìm sâu dưới lòng sông, rất khó phát hiện. Nếu thuyền đi qua, tác động của chân vịt, bom sẽ phát nổ, gây thương vong, nhấn chìm vũ khí, đạn dược.
Thời gian đầu, bom từ trường của địch đã phá hủy nhiều thuyền của ta và làm hàng chục cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Đồng chí Phạm Vụ, Chính trị viên đại đội, dẫn một tổ đi tìm kiếm thi hài đồng đội để chôn cất, đã phải thu nhặt từng mảnh thi thể liệt sĩ bị bom địch hất lên bờ sông. “Cái khó ló cái khôn”, phải tìm cách chế ngự sự hiểm nguy này.
Đơn vị cử một tổ được tăng cường ba chiến sĩ công binh của Sư đoàn 320B và có du kích địa phương giúp đỡ, thực hiện rà phá bom từ trường bằng phương pháp thủ công: Dùng dây ni-lông, buộc các thùng đạn đại liên của địch (cách 5m một thùng), với độ sâu từ 1,5 đến 2m, có cây chuối làm phao; rồi chăng ngang sông và kéo xuôi dòng chảy để kích cho bom nổ. Trong quá trình rà phá bom, anh chị em phát hiện nhiều thi thể bộ đội ta hy sinh trong lúc vượt sông sang Thành cổ Quảng Trị, trôi theo dòng nước khiến anh chị em sục sôi căm thù giặc. Đêm đêm, khi đưa thuyền ngang qua các đoạn sông có bom từ trường, để hạn chế thương vong, ta tắt máy, chỉ để một người trên thuyền cầm sào giữ hướng, số còn lại, buộc dây vào mũi thuyền, lội theo mép nước, kéo qua đoạn nguy hiểm.
Trong 81 ngày đêm diễn ra chiến dịch bảo vệ thị xã, Thành cổ Quảng Trị, thì có đến gần 40 đêm, thuyền của Đại đội 1, vận chuyển vũ khí, đạn dược, thương binh cho các đơn vị bộ đội. Thường thì, mỗi đêm từ một đến ba chiếc qua sông và hầu như, đêm nào cũng có đồng đội hy sinh. Khó khăn, gian khổ và hiểm nguy như vậy, nhưng với khẩu hiệu “Đoàn Quang Sơn còn thì thị xã, Thành cổ Quảng Trị còn”, “Đại đội 1 còn thì Đoàn Quang Sơn còn được cung cấp vũ khí, đạn dược”. Anh em trong đơn vị đã đoàn kết một lòng, kiên quyết vượt qua mưa bom, bão đạn của quân thù để đưa những chuyến hàng tới đích.
Trong 81 ngày đêm, ngược xuôi dòng Thạch Hãn làm nhiệm vụ, một phần ba số quân của Đại đội 1 đã mãi mãi hóa thân vào dòng sông đầy máu lửa. Cùng với những con thuyền, hài cốt liệt sĩ của đơn vị còn nằm dưới lòng sông này. Linh hồn của các anh trở thành hồn thiêng sông nước.
... Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
(Thơ Lê Bá Dương)
Cuộc chiến đấu anh hùng trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, kết thúc bằng thất bại của một đội quân xâm lược đông hơn 5 vạn tên, với thừa thãi vũ khí, bom đạn hiện đại, một lần nữa làm sáng ngời chân lý: Kẻ thù dù có vũ khí tối tân đến đâu cũng phải khuất phục trước những con người có ý chí kiên cường, một lòng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đúng như cố Tổng bí thư Lê Duẩn tôn vinh về cuộc chiến đấu trong Thành cổ Quảng Trị: “Chúng ta đã chịu được không phải chúng ta là gang thép; vì gang thép cũng chảy với bom đạn địch; mà chúng ta là những con người thực sự, con người Việt Nam với truyền thống hàng nghìn năm, đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại”.
Thành cổ cùng với thị xã Quảng Trị đã được Nhà nước ta tuyên dương danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Lập nên những chiến công vang dội đó, nơi đây đã thấm đẫm máu của 18 nghìn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Quảng Trị và cả nước. Dưới lớp cỏ non Thành cổ, ngã ba Long Hưng, được gọi là “ngã ba bom”, “ngã ba lửa”, dòng sông Thạch Hãn... bao nhiêu người con yêu nước đã mãi mãi nằm lại. Đời đời, con cháu luôn luôn tưởng nhớ một thời máu lửa, một thời oanh liệt, hào hùng mà cha anh đã làm tất cả để đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống hòa bình, tươi đẹp như hôm nay (QĐND). 






Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Trăng ngà một mảnh...

Sao mượn chén tình để mà say
Say nghiêng say ngả say ngất ngây
Quên cả lối về chân nhũn bước
Môi mềm khe khẽ có em đây...!!!

Chén này chén nữa bồng bềnh mây
Tay nào xiết chặt những vòng tay
Trăng ngà một mảnh ngời ngời lửa
Chợt tỉnh
Chuông reo...
Đã rạng ngày.....
24/12/15
Mời bạn nghe ca khúc : Thuyền và biển.....

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Phía trời xa...( Tăng TTTH)

Tôi gửi hồn tôi theo lá bay
Vàng  thu lành lạnh gió heo may
Tôi thả tứ thơ vầng tăng khuyết
Thương gửi em tôi dáng hao gầy…

Một bóng em tôi giữa ngàn mây
Dãi nắng dầm sương những tháng ngày
Chợt ngoảnh qua đi miền ký ức
Lệ sầu đắng nghẹn ai có hay…?

Em kể tôi nghe năm tháng qua
Thăng trầm tình khúc bao xót xa
Mảnh mai thân gái theo số phận
Chỉ biết chắp tay… lạy Trời già…

Hãy đứng lên em nhìn phía trước
Nắng hồng rực rỡ cả ngàn hoa
Đàn bướm yêu thương vờn bay lượn
Yêu kiều trang nữ dáng kiêu xa…


Tôi đứng làm thơ cuối chiều tà
Nào hay ngày cạn đã dần qua..
Chỉ còn hương tóc vương ngọn bút
Và bóng em tôi phía trời xa…

(Thân tặng em  TH....Sông Công TN)
Mời bạn nghe ca khúc: Ừ thôi em về Khánh Ly ca




Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Ảo ảnh một chiều...

Có một chiều như thế
Tôi tìm em như  chưa thể được tìm
Nắng chói trang, hàng cây ngủ lim dim
Ngột ngạt, trời sắp chuyển mình giông bão…

Em biết không như một người khờ khạo
Chốn nhân gian ảo ảnh kiếm vô bờ
Phố lạ-quen, chưa hò hẹn bao giờ
Tôi vẫn đến dẫu không ngờ..Tôi vẫn đến

Phía bên kia có hai người bịn rịn
Đưa nhau đi khuất nẻo cuối con đường
Có lẽ họ một cặp uyên ương
Hẹn gặp và trao nhau những gì có thể…

Tôi vẫn đứng một mình như thế
Giữa trời  chiều và chờ tiếng chuông reo
Nỗi nhớ mung lung, hình ảnh có bao nhiêu?
Nhỡ em không nhận ra giữa xô bồ vạn vật

Tôi vẫn biết khát mong này là có thật
Từ lâu lắm rồi chưa  có được bao giờ
Từ phía xa một hình bóng mơ hồ
Đài các mảnh mai khêu gợi…

Tôi chạy theo… Em ơi hãy đợi
Phút giây thôi cho tôi nắm bàn tay
Chếnh choáng bên đường một hàng cây
Hoa bằng lăng  rụng đầy lối nhỏ…

Trời bỗng giật mình cuốn theo ngọn gió
Cùng nước mắt người tình chiều nay
Tôi biết mình rất có thể đã say
Mà bóng hình em còn mãi đâu đây..
Ảo ảnh…!!!



Ảnh minh họa

Mời bạn nghe ca khúc: Ru đời...Trịnh Công Sơn







Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Bài ca: Yêu &Thương...

Sông có lỗi gì đâu
Mãi ngàn năm xuôi chảy
Tình yêu anh...Vẫn vậy
Năm  tháng chẳng tàn phai

* * *
Rồi một ngày giông tố
Day rứt tâm hồn ai
Em nói lời buốt giá
Bờ đau ...Thôi miệt mài...

* * *
Bãi bồi mênh mang cỏ
Xanh rờn nắng ban mai
Hoàng hôn chiều dần cạn
Bao giờ hết nguôi ngoai...?


* * *
Em ơi em có biết
Một tình yêu da diết
Là dâng hiến cho nhau
Ta chăm chút mỡ màu
Nâng niu từng hạt cát
Cho sóng luôn dào dạt
Ca bài:  Yêu & thương....








" Hãy lắng nghe trái tim nói...Đừng vội nghe con vẹt nhại đầu nhà..."





XIN DÂNG TẶNG NHỮNG NGƯỜI TÔI MÃI  MÃI YÊU THƯƠNG....

Mời bạn nghe ca khúc: Thuyền và biển thể hiện Quang Lý...




Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Em còn nhớ anh không...?

Buốt giá câu thơ, lỗi hẹn một cuộc tình
Sông vẫn chảy và em về bên ấy















Ảnh minh họa


Chiều thở dài chết lặng những hàng cây...
Gió đùa chơi...
Xa xa mờ tà áo mỏng
Mơ hẹn kiếp sau ta có một ngày....
Tôi sẽ cùng em.. Tay nắm chặt tay
Bến mộng mỵ ngày năm không thay đổi
Em yêu ơi.. Ngàn lần cho anh hỏi
Xa anh rồi....
Em còn nhớ anh không...?



Mời bạn nghe ca khúc: 


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Trời nhuộm lá thu bay...

Tôi gọi em, nỗi nhớ không tên
Khi tiết trời đã qua mùa hạ…
Ngoài xa kia dòng người hối hả
Chỉ hai người, họ đang nhớ về nhau…

Nỗi nhớ phiêu du, nỗi nhớ chẳng sắc màu
Như gió cao nguyên, như biển hồ dậy sóng
Nỗi nhớ trào dâng ầm ào biển động
Nghiêng ngả thuyền ai, say đến khôn cùng…


Trời tĩnh lặng, đêm gió mung lung
Lại nhớ, nhớ se thắt khát khao ngày gặp mặt
Nắng bừng lên trời cao xanh trong vắt
Đâu cánh Phượng hồng, đâu tiếng ve ngân..

Nỗi nhớ xôn sao nỗi nhớ xích lại gần
Cho thỏa đam mê cuồng xi khát cháy
Em của tôi ơi..Cuộc  đời là vậy
Trời nhuộm lá thu bay
Vàng rực cả con đường…

Mời bạn nghe ca khúc: Mùa thu lá bay ...Như Quỳnh ca







Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Chiều gầy...

                                                                                                Thân tặng Đ Hương
Chiều gầy thêm gió hanh hao....
Lá vàng khô rụng chao chao nghiêng chiều...
Từ khi chớm dại chữ YÊU
Bóng câu thoắt đã cạn chiều rồi a...?


Đã chiều thật rồi, sương thu lành lạnh ngại ngùng bước chân; bao người mong được hồi xuân, nhưng luật đời đâu rễ cho ai được toại nguyện.
Chả nhẽ người ta cứ trẻ mãi ko già... Già rồi ai cũng phải cũng ra đi và ra đi không trở lại... 
Chỉ có Trời già  là mãi mãi còn thôi
Có ai nói: TRỜI NON BAO GIỜ..?
Mời bạn nghe ca khúc : Tiếng chuông chiều thu...


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Tặng em câu hát....

Ta có bàn tay
Và tình yêu này
Cuộc đời xum vầy
Thì có xá chi...
Lấp biển vá trời....

Em ơi
Em ơi.... tháng mười
Tặng em
Câu hát
Cùng nhau....
Ta ... xây đời....

HG 20/10/2015

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

ĐẤT VÀ CÂY...

Từ bao giờ chẳng rõ
Đất và cây thương nhau
Cây muốn sống bền lâu
Rẽ cắm sâu lòng đất
















Đất muốn thật mỡ màu
Có gì đâu, gì đâu..
Lá vàng rơi ấp ủ
Tháng ngày giành cho nhau…
HGiang












Mời bạn nghe: Ca khúc tình cây và đất ...Thanh Thủy

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

EM CÒN NỢ ANH....

Em …còn nợ anh
Nụ hôn nồng nàn…
Trước giờ ra trận

Em còn nợ anh
Để bây giờ hối hận
Bởi anh ra đi….
Đã mãi mãi không về

Em còn nợ anh….
Nợ một lời thề…
Khi anh về …
Ta chung mái nhà xinh…

Em còn nợ anh
Một mối tình… dang dở
Dòng sông quê
Để ai chờ ai đợi…?

Bấy nhiêu năm…
Cháu con em thầm hỏi?
Bà ơi…Sao bà khóc… Trước bàn thờ
Nén hương thơm… Em đâu có ngờ



(Anh minh họa)

Trước hình anh ngày ấy rất dại khờ….
Để em còn nợ anh…
Nợ…. mãi …
Đến… bây giờ….
Em còn nợ anh…!!!

T10/2015 HGiang
Mời bạn nghe nhạc: Hồn tử sĩ...

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Danh khúc khải hoàn ca...

( Nhắn tặng các con nơi chốn Kinh kỳ)
Mấy mươi năm lại như xưa…
Tảo tần cà muối với rau dưa
Chắt chiu gạn lọc… Giành con hết
Chim bằng sải cánh vượt gió mưa…


Kinh kỳ đô hội chốn phồn hoa
Quê nghèo tấc dạ nhớ mẹ cha
Ngày ngóng đêm trông… Theo từng bước
Trụ yên thành đạt giống người ta…

Manh áo bát cơm mẹ lo xa
Chữ Đức chữ Tâm chớ lơ là…
Nên người cha nhắc luôn rèn trí
Cây đời danh khúc khải hoàn ca…

(Vợ chồng con trai đã ở Hà nội, con gái mừng vì vừa đỗ Đại học và cũng ra HN…Còn lại 2 cọng rơm già nơi chốn quê…Sau mấy mươi năm căn nhà lại chống chếnh vu vơ…Tất cả cha mẹ đã giành cho con hết...Mong các con khôn lớn trụ vững thành người)
T9/2015-HG
Mời bạn nghe ca khúc: Đạo làm con...






Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Nhớ Mẹ...

NHỚ MẸ....
Con biết có viết bao nhiêu, làm bao nhiêu cũng không hết, không đủ bởi lòng mẹ lớn lao vô cùng không gì sánh nổi…Ở nơi ấy mẹ có biết không? con viết những dòng này là để lưu lại, ghi lại một kỷ niệm trong đời không thể nào quên, bởi có một lần con đã hát, hát cho mẹ nghe, lời hát của đứa con hiếu thảo, hát cho những người có căn bệnh như mẹ nghe, mà cái khoảng cách, sự sống , cái chết thật gần nhau, chỉ cách một vạch chì mờ…
Chiều ấy, một chiều tháng ... năm …
Mẹ tôi bị bệnh hiểm nghèo; đã đi các bệnh viện từ huyện, đến tỉnh và cuối cùng là Bệnh viện lao và phổi Trung ương tại Hà nội; 5 anh em chúng tôi thay nhau nuôi mẹ; chúng tôi mong muốn mẹ sẽ mau lành bệnh để được trở về nhà, gần 2 tháng nằm tại bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện này, nhưng bệnh của mẹ đâu có thuyên chuyển.. Mỗi ngày một xấu đi…Tôi như có linh tính một điều gì đó chẳng lành, bởi là anh lớn lại là con cả trong nhà, tôi đã mạnh dạn đăng ký xin được gặp Tiến sĩ trưởng khoa để mong muốn biết được sự thật về căn bệnh của mẹ…Tôi đã choáng váng và gắng gượng để chấp nhận một sự thật quá phũ phàng…Mẹ tôi bị bệnh Ung thư vách ngăn trung thất, những cơn đau ở ngực và phổi đã làm mẹ gày và yếu đi rất nhiều, người teo tóp, cụ chỉ còn được 36-37 kg…Khi mẹ thều thào, đút hơi hỏi tôi: “Bác.. bác sĩ bảo.. mẹ bị …bệnh gì hả con?” Tôi nghẹn ngào nơi sống mũi, cố dấu giọt nước mắt, ngoảnh mặt đi nơi khác không dám nhìn vào mặt mẹ…
Gương mặt ấy ngày xưa tôi đã dụi đầu và ngực mẹ, bàn tay non dại quờ lên má mẹ, mong mẹ khi đi chợ về có đồng quà cho anh em chúng tôi, khi lớn một chút tôi nhổ tóc sâu cho mẹ , Gương mặt ấy…Bởi điều tôi sắp nói đây là điều mà tôi chưa bao giờ nói, tôi đã nói dối mẹ, vâng tôi đã ở tuổi trung niên, nhưng lần đầu tôi nói dối…Tôi nói bác sĩ bảo mẹ bị “bệnh phổi mãn tính, bệnh này phải điều trị lâu và kiên trì”, mẹ chỉ lặng im không nói… Nhưng than ôi!!.. Tôi đã nói dối mẹ, nói dối lần đầu tiên trong đời, nhưng tôi biết tôi nói dối là để có lợi cho mẹ, nói dối cho mẹ khỏi hoang mang …( con cúi đầu ngàn lần xin mẹ thứ tha)…Tôi biết, tôi, các em tôi và những người thân chẳng thể giữ được mẹ bao nhiêu ngày nữa…Mẹ đã tin tôi ( vì tôi chưa bao giờ nói dối) chúng tôi đã cố gắng làm hết những gì có thể để yên lòng mẹ.. Bởi cuộc đời mẹ tôi đã quá vất vả, mẹ tôi được sinh ra bên dòng sông Cầu, cạnh cái làng San nhỏ bé của xã Mai Đình; mẹ tôi bị mồ côi từ bé, cụ bà sinh ra mẹ bị cảm mạo mà chết, cụ ông đi bước nữa mẹ tôi lang thang đi ở với bà cô.. .13 tuổi tự đi kiếm ăn, nhặt lá chuối khô mang về chợ làng bán và mãi sau này khi truởng thành làm bạn với bố tôi.. 5 anh em tôi được sinh ra trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi và 2 em tôi lần lượt lên đường …Tôi đã trực tiếp tham gia chiến trường…Nỗi lo âu cùng những dòng nước mắt, mẹ đợi chờ năm tháng chiến tranh…Thời bao cấp 6-7 miệng ăn, bố tôi đồng lương ít ỏi lại ở xa nhà…Mẹ tôi đã quá vất vả lo toan, bươn chải, tảo tần nuôi dạy chúng tôi nên người….Mẹ ơi…Con muốn gọi mẹ ơi…!!!
Vâng chiều ấy…Cái buổi chiều mà tôi muốn nói với bạn đọc…(Chắc bạn đã không dưới một vài lần đến thăm hoặc nuôi người nhà nơi bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến Trung ương)…Trong không khí ngột ngạt của căn phòng giành cho bệnh nhân …Trời mùa hè nắng nực oi nồng, mẹ càng thấy khó thở, bởi mẹ tôi đã rất nhiều lần phải hút dịch tràn từ Phổi những khi khó thở, chiếc kim nhà Y, dài hơn 20 cm siên vào ổ bệnh nơi phổi của mẹ, mẹ tôi đau lắm nhưng có lẽ tôi còn đau nhiều lần hơn thế, con thương mẹ lắm lắm mẹ ơi…( các tế bào lạ đang hành hạ mẹ tôi ) tôi ngồi quạt cho mẹ, mẹ muốn ra ngoài lắm…Tôi nói chờ chút nữa nắng dịu con đưa mẹ ra hiên, cạnh cây hoa Đại cho mát, mẹ đã nghe tôi và cố chịu đựng những cơn đau ở ngực…. Cuối chiều, hết giờ hành chính, trời đã dịu đi.. Tôi dìu mẹ ra hiên chải manh chiếu hướng về phía cây Đại, một loài hoa thơm, thanh khiết mà mẹ tôi rất thích, tôi lựa chiếc gối mềm cho mẹ tựa lưng, mẹ dơ cánh tay cong cong gày guộc chỉ ra những bông hoa rụng trên thảm cỏ, ý muốn nói nhặt lại cho mẹ…Tôi hiểu ý, nhờ một người cũng đi trông nom bệnh nhân trông dùm mẹ và ra nhặt những bông hoa Đại vừa mới rụng đầu chiều, tôi với cả những bông hoa trên cành và lựa những bông thật đẹp gom trong chiếc khăn Mùi xoa đưa về cho mẹ…Mẹ khẽ hít hít và nói: “Hoa này …thơm..thơm con ạ”…Mẹ chọn một bông hoa có vẻ hơi héo hơn đã rụng và gượng vuốt nhẹ có vẻ như suy nghĩ điều gì…
Lòng tôi se lại, tôi hiểu, bởi lòng mẹ thương cánh hoa rơi… Tôi nén nước mắt vào trong và quạt nhẹ cho mẹ, bóp vai cho mẹ mà lòng rưng rưng nghèn nghẹn…Chợt mẹ nói: “Ở đây.. không..không có Đài nghe… nhỉ”…( tôi nghĩ ở bệnh viện chắc họ muốn yên tĩnh nên không cho mắc Đài) tôi biết chắc mẹ muốn nghe hát ( bởi mẹ rất thích văn nghệ) Trời ơi ...Tôi hát có ra gì đâu nhưng lúc này tôi còn biết làm gì hơn, tôi muốn phục vụ mẹ, chỉ có tôi là người duy nhất được biết sự thật về căn bệnh của mẹ…Mẹ ơi… Con hát cho mẹ nghe nhé..!!! Mẹ khẽ gật đầu …Và tôi đã hát…Tôi hát bằng cả lòng mình, bởi tôi hát cho mẹ tôi nghe…Tôi hát bài: Về Quê…( bởi tôi chỉ thuộc bài này) Bạn biết không mẹ tôi nghe say sưa lắm, tôi tin không phải vì tôi hát hay, tôi có phải ca sĩ đâu, là con trai của mẹ đã gần 50 tuổi rồi, mẹ biết quá đi chứ, chắc mẹ đã nghe được tiếng hát từ trái tim tôi, mà là tiếng hát của đứa con trai tim đang rỉ máu vì đứa con trai ấy biết rằng mẹ của mình đã sắp ra đi…Vâng không hiểu sao mắt tôi đã ngân lệ từ bao giờ chẳng rõ, mẹ từ từ ngả đầu vào ngực tôi, tôi cảm nhận được hình như mẹ cũng đang khóc ( những giọt nước mắt đã cạn khô lắm rồi).. Yêu anh… em thì về…Yêu anh em thì về…Lời bài hát cứ tha thiết đam mê…Nơi có một miền quê…Có hàng tre… ru nghỉ chiều hè…Quê hương ta bánh đa bánh đúc….Phiên chợ nghèo…Lều tranh mái siêu…Vâng tôi vừa nấc vừa hát, vừa vuốt vừa xoa vai cho mẹ, mẹ ơi …!!! chắc mẹ biết trước ngực con nước mắt đã rơi đầy…Con đã quên đi xung quanh, con chỉ biết có mẹ, hình mẹ mênh mông, mẹ đang hiện hữu bên con, con hát cho mẹ đỡ đau, con hát cho mẹ thả hồn cùng hương hoa Đại, cùng bồng bềnh theo những đám mây…Cứ như vậy tôi đã hát đi hát lại bài này, cho đến khi xung quanh tôi, mọi người ngồi xúm quanh đầy.. để nghe tôi hát ru cho mẹ, có người quạt cho tôi và mẹ tôi, một vài người trong số họ đã khóc, họ khóc cho tình mẹ con, họ khóc cho họ bởi những con bệnh hiểm nghèo, bởi cảnh nhà khốn khó không có tiền phải đi chữa bệnh tận Hà Nội…Bạn đọc biết không, tôi đã khản giọng và ngẹn lại, chỉ còn lại từng giọt nước mắt rơi, tôi nhìn mẹ, nhìn mọi người cứ nhoà đi, một đứa con lớn, một người đàn ông trưởng thành, mái tóc tôi cũng đã đôi sợi bạc, đã lại bạc thêm…Đứa con ấy hát cho người mẹ già trên 70 tuổi…lặng nghe…, Đứa con đã cố níu kéo, giữ mẹ khỏi lưõi hái của tử thần…Nhưng trời già đã tắt nắng…
Mẹ đã ngủ…. trên cánh tay tôi…..Có một chiều như thế, một lần như thế, cả hai mẹ con đều không còn nước mắt, bỗng cơn gió lùa lạnh thấu tim tôi, Tôi gọi Mẹ ơi..Mẹ ơi..…Nơi đất khách quê người …!!!
GH Cảm ơn các bạn đã đọc những dòng này và chia sẻ..



Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Em khóc...

Đã bao lần em khóc ướt vai tôi
Ly caphe đắng... ngàn lần thêm  đắng


Em biết không thời gian như chết lặng...
Thôi em về...
Anh biết...
Lỡ chuyến đò duyên.....

Mời bạn nghe ca khúc: Con đò lỡ hẹn..



Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Chiều không có em...

Chiều cạn buồn vắng em tôi
Cuối thu lành lạnh lá vàng rơi
Ly đắng cape màu hoang tái
Xa xa vọng ngắt tiếng ru hời…


Bấm đốt ngón tay đã một thời
Nồng nàn trong mộng đến lả lơi
Trần tục vẫn nguyên khuôn đức hạnh
Quỳnh hoa e lệ hé môi tươi…

Ái ân vẫn vẹn người viễn xứ
Đàn ai se thắt cuối mây trời....

 Mời bạn nghe ca khúc chiều không có em ...


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Mưa cuối mùa...

Cạn thu nào hay đã chớm đông
Lay lắt mưa trời… Em buồn không?
Bến vắng sông xưa ai? người đợi?
Xa rồi hoang tái chốn mênh mông…

Em nhớ ngày em  bước sang sông
Có người lẳng lặng đứng theo trông
Giá như ….Anh nói điều anh ước
Tin hẳn rằng em đã bằng lòng….

















Mấy mùa hoa trái cũng đơm bông
Tay nải gió đưa bước theo chồng
Cuộc tình đứt gánh không hẹn trước
Lá vàng hưu hắt...Bước vào đông!!!

Thôi cũng đành thôi phận má hồng
Có chồng một thủa cũng như không
Kỷ niệm xa xưa em gìn giữ
Hẹn trả một ngày…Giữa dòng sông…!!!
Mời bạn nghe ca khúc: Thương nhớ...



Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Tiễn lá vàng mơ…

Thu nức nở- ôm sầu tiễn biệt
Lá vàng khô -da diết lệ tuôn...
Về đất mẹ- mang nặng nỗi buồn
Nơi trần thế- vàng mơ sắc lá…


Dẫu lá có rụng có khô, nhưng mãi mãi để lại sắc vàng tươi nơi trần thế, mùa thu cây trút lá là lẽ đương nhiên, thiên nhiên còn có bốn mùa XUÂN, HẠ,THU, ĐÔNG, Nhưng con người chỉ có một vòng đời…làm được gì cho hậu thế, danh thơm để lại mãi mãi thanh cao…Như chiếc lá vàng kia: Về đất mẹ… (vẫn )  vàng mơ sắc lá…
Ta tiễn biệt mùa thu, tiễn biệt một mùa của thi ca, nhạc họa…Tiễn biệt một mùa của những cảm hứng sâu sa nồng nàn cháy bỏng yêu thương…Dẫu thu thật sự vẫn chưa đi…thu còn nguôi ngoai tiếc nuối...
Mời bạn nghe ca khúc: Thu về trong mắt em...





Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Một chiều khờ dại...

Tháng chín về rồi em có hay?
Đơn lẻ bóng chiều ngọn cỏ may
Nao nao dòng nước đầy thương nhớ
Thấm thoắt bóng câu đã cạn ngày


….
Hình như người ấy vẫn đâu đây
Trong giấc chiêm bao dáng hao gầy
Chắc cũng như tôi nàng còn nhớ
Một chiều khờ dại..Say ngất ngây…
01/9/2015
Mời bạn nghe ca khúc: Mùa thu lá bay....Trường Vũ











Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Chịu em...

Anh như một cánh diều hoang
Nối dây em... sợi tơ vàng giữ neo
Bến sông thuyền vững mái chèo
Tứ thơ anh thả sóng reo em cười
















* * *
Diều hoang theo gió muôn nơi
Dây vàng em buộc trọn đời...Hề chi
Biết anh nặng chữ tình si
Cánh diều bay mấy cũng thì chịu em....


HGiang